Nhìn về toàn cầu hóa

Khi nền kinh tế thế giới chuyển đổi trong thập niên 1990 và những năm đầu thế kỷ XXI, không ai trăn trở với những hình ảnh về chính trị và xã hội của toàn cầu hóa nhiều như George Soros. Với vị thế độc nhất của mình - một nhà tài phiệt hàng đầu, một nhà từ thiện quốc tế, và cũng là một người phê phán hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa gay gắt, Soros đã tìm cách vận động cho những “xã hội mở” như là phần bổ sung cho sự mở rộng và bành trướng của thị trường. Phân tích kỹ lưỡng các định chế tài chính - thương mại quốc tế hiện thời, ông nhận thấy các tổ chức này tuy tạo ra nhiều của cải vật chất nhưng lại thất bại trong trong việc cung cấp các hàng hóa công khác cho xã hội.


tại sao chúng tôi muốn bạn giàu

Họ là những doanh nhân hàng đầu, có một không hai của thế giới, nổi tiếng và thành đạt. Họ khác nhau ở điểm xuất phát nhưng sẽ cùng nhau chỉ bạn điểm xuất phát cho sự giàu có bằng chính kinh nghiệm của họ. Từ quan niệm “cho người ta một con cá, và bạn nuôi sống anh ta một ngày. Dạy người ta câu cá, và bạn nuôi sống anh ta cả đời” hai nhà tỷ phú hàng đầu sẽ cho bạn thấy tại sao tiền bạc làm nên sự giàu có nhưng lại không giúp ta thoát khỏi sự nghèo khó.


chiến tranh tiền tệ

Cho đến khi đọc cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ”, chúng ta mới chợt giật mình nhận ra một điều kinh khủng rằng, đằng sau những tờ giấy bạc chúng ta chi tiêu hàng ngày là cả một thế lực ngầm đáng sợ - một thế lực bí ẩn với quyền lực siêu nhiên có thể điều khiển cả thế giới rộng lớn này. “Chiến tranh tiền tệ” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính - đứng đầu là gia tộc Rothschild - với các thể chế tài chính kinh tế của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật là ghê gớm.


suy nghĩ và làm giàu

Cuốn sách này mở ra Điều bí mật và đưa ra Kế hoạch hành động. Từ năm 1973 cuốn sách này đã trải qua 42 lần xuất bản và vừa ra đã hết ngay lập tức. Lần xuất bản này có bổ sung thêm nhiều tư liệu mới, trong đó có cả việc tóm tắt lại phần đã trình bày trong mỗi một chương.



tư duy nhanh và chậm

Với những ai quan tâm đến đầu tư hoặc hành vi con người, cuốn sách của Kahneman là một cuốn đáng đọc. Trong cuốn sách này, ông chỉ ra rằng trong khi chúng ta luôn cho rằng những quyết định mà mình đưa ra là hợp lý, sự thực thì chúng ta lại mắc phải những thành kiến. Ít nhất cuốn sách cũng đem đến cho người đọc cơ hội tốt hơn để tránh những sai lầm hay giảm thiểu chúng


tiền không mua được gì

Trong Tiền Không Mua Được Gì?, tác giả cung cấp những cơ sở triết học, những lập luận căn bản để mỗi người trong chúng ta có thể xác định được ranh giới cho chính mình. Có những thứ mà khi ta coi nó như một mặt hàng có thể mua đi bán lại thì ta đã hủy hoại giá trị làm nên bản chất của nó. Đọc xong Tiền Không Mua Được Gì?, dù ta có không trả lời trọn vẹn được câu hỏi này, ít ra ta cũng nhận thức được rằng đặt ra câu hỏi này là vô cùng cần thiết. Nếu chúng ta không đặt câu hỏi, không tranh cãi để đi đến xác định một ranh giới mà toàn bộ cộng đồng, xã hội chấp nhận, thì rất có thể thị trường sẽ quyết định hộ chúng ta. Tôi thấy đây là một nhận định rất quan trọng của Michael Sandel.