javascript là gì?

Hiện nay, JavaScript là một ngôn ngữ đang được nhiều bạn trẻ quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Vậy JavaScript là gì? Và việc Tất cả sẽ có đầy đủ trong bài viết dưới đây.

JavaScript là gì?


JavaScript là ngôn ngữ lập trình website phổ biến hiện nay, nó được tích hợp và nhúng vào HTML giúp website trở nên sống động hơn. JavaScript đóng vai trò như là một phần của trang web, thực thi cho phép Client-side script từ phía người dùng cũng như phía máy chủ (Nodejs) tạo ra các trang web động.

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình thông dịch với khả năng hướng đến đối tượng. Là một trong 3 ngôn ngữ chính trong lập trình web và có mối liên hệ lẫn nhau để xây dựng một website sống động, chuyên nghiệp:

  • HTML: Hỗ trợ trong việc xây dựng layout, thêm nội dung dễ dàng trên website.
  • CSS: Hỗ trợ việc định dạng thiết kế, bố cục, style, màu sắc,…
  • JavaScript: Tạo nên những nội dung “động” trên website. Cùng tìm hiểu rõ hơn ở phần dưới đây.

Lịch sử phát triển của JavaScript


JavaScript được phát tiển bởi Brendan Eich tại hãng truyền thông Netscape với tên đầu tiên là Mocha. Sau đó, đổi tên thành LiveScript và cuối cùng là JavaSript được sử dụng phổ biến tới thời điểm bây giờ.

Phiên bản mới nhất của JavaScript là ECMAScript (là phiên bản chuẩn hóa của JavaScript). Với ECMAScript 2 phát hành năm 1998 và ECMAScript 3 được ra mắt năm 1999 và hoạt động mạnh mẽ trên mọi trình duyệt và các thiết bị khác nhau.

Năm 2016, JavaScript đạt kỷ lục đến 92% website sử dụng và được đánh giá từ một ngôn ngữ lập trình riêng trở thành công cụ quan trọng nhất trên các bộ công cụ lập trình web của các lập trình viên. Nếu bạn sử dụng internet khi truy cập vào các website, có thể nhìn thấy các hiệu ứng slide ảnh chuyển động, menu sổ xuống,…đều được tạo nên từ JavaScript.

Các khái niệm liên quan đến JavaScript


Dưới đây là một số khái niệm về một số thuật ngữ liên quan đến JavaScript để bạn có thể nắm được và hiểu hơn khi tìm hiểu về JavaScript là gì?

JavaScript Framework là gì?

JavaScript Framework là thư viện được xây dựng dựa vào ngôn ngữ lập trình JavaScript. Từ đó, mỗi framework được tạo ra để phục cho từng lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về framework là gì, sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin rõ ràng hơn. Hiện nay, có rất nhiều JavaScript Framework thông dụng như:

  • Reactjs: Thư viện dùng cho ứng dụng mobile.
  • Node.js: Dùng để xây dựng và phát triển ứng dụng realtime từ phía máy chủ.
  • Angular: Dùng để xây dựng ứng dụng Single Page….

Client-side JavaScript là gì?

Client-side JavaScript là form phổ biến được sử dụng phổ biến hiện nay. Một trang web không cần một HTML tĩnh, nhưng có thể bao gồm các chương trình có thể tương tác với người dùng hay điều khiển trình duyệt và tạo nội dung HTML động.

Cách thức hoạt động của JavaScript trên trang web


JavaScript thường sẽ được nhúng trực tiếp vào một trang web hoặc được tham chiếu qua file .js riêng. JavaScript là ngôn ngữ từ phía client nên script sẽ được tải về máy client khi truy cập và được xử lý tại đó. Thay vì tải về máy server và sau khi xử lý xong mới phản hồi kết quả đến client.

Với hiện nay, thì các trình duyệt Internet cũng có thể hỗ trợ bạn tắt/mở JavaScript. Lúc đó bạn có thể thấy được nếu một trang web không có JavaScript thì sẽ như thế nào? Từ đó bạn có thể hình dung dễ dàng hơn về cách JavaScript hoạt động.

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng JavaScript


Ưu điểm của JavaScript

JavaScript có các ưu điểm được xem là vượt trội so với các đối thủ khác trong các trường hợp thực tế như:

  • Chương trình JavaScript rất dễ học.
  • Lỗi JavaScript dễ phát hiện và sẽ giúp bạn sửa lỗi nhanh hơn.
  • Các trình duyệt web có thể dịch nó bằng HTML mà không cần một compiler.
  • JS hoạt động trên rất nhiều nền tảng và trình duyệt khác nhau.
  • Được đánh giá là ngôn ngữ lập trình nhẹ, nhanh so với các ngôn ngữ khác.
  • JS có thể được gắn trên một số element hoặc các events của trang web.
  • Khi website có sử dụng JS thì sẽ giúp cho trang web đó tương tác và tăng trải nghiệm người dùng khi truy cập.
  • Bạn có thể tận dụng JavaScript để kiểm tra các input thay vì kiểm tra thủ công thông qua việc truy xuất database.
  • Giao diện phong phú gồm các thành phần Drag and Drop, Slider để cung cấp một Rich Interface (Giao diện giàu tính năng).

Nhược điểm của JavaScript

Mặt khác, ngoài những ưu điểm nhưng mọi ngôn ngữ lập trình khác đều có những nhược điểm riêng của nó như:

  • Dễ bị khai thác từ những hacker và scammer.
  • Có thể được dụng để thực thi mã độc trên máy tính của người dùng. JS code snippet lớn.
  • Các thiết bị khác nhau có thể thực hiện JS khác nhau dẫn đến không đồng nhất.
  • Vì tính bảo mật nên client-side JavaScript không cho phép đọc và ghi các file.
  • JS không được hỗ trợ khi sử dụng trong kết nối mạng.
  • JavaScript không có khả năng đa luồng hoặc đa xử lý.

Điểm khác biệt JavaScript với các ngôn ngữ lập trình


JavaScript được đóng vai trò như là ngôn ngữ chính trong lập trình web, ngoài ra các lập trình viên cũng cần sự kết hợp và áp dụng một số ngôn ngữ khác trong quá trình làm việc của mình như:

Ngôn ngữ Đặc điểm
JavaScript JS giúp tăng tính tương tác trên website. Các Script chạy trên các trình duyệt của người dùng thay vì từ phía server và thường được sử dụng thư viện từ bên thứ 3 nên không cần bạn phải code lại từ đầu.
HTML Hypertext Markup Language, đây là ngôn ngữ cơ bản và phổ biến mà bạn cần phải biết khi bắt đầu với công việc lập trình web. Dùng để xây dựng bố cục (layout) chính cho nội dung toàn bộ website.
CSS Cascadding Style Sheets giúp cho lập trình viên xác định style, tạo ra những ý tưởng, màu sắc, background riêng phù hợp với chủ đề của website.
PHP Là ngôn ngữ từ phía server (JS chạy trên phía client). Thường dùng trong quá trình quản trị nội dung nền PHP như WordPress và cũng có thể được sử dụng với lập trình back-end.